Ông Michio Hayashi, Chủ tịch Công ty Oartech cho biết rất ít kỹ sư người Nhật biết tiếng Anh nên khi doanh nghiệp Nhật Bản đặt hàng gia công phần mềm ở các nước khác như Việt Nam, Campuchia,… thường chỉ viết được yêu cầu công việc bằng tiếng Nhật. Trong khi đó, tại Việt Nam, kỹ sư CNTT biết tiếng Anh thì nhiều nhưng biết tiếng Nhật lại rất ít. Đã 2 - 3 năm nay Oartech tăng cường tìm kiếm các kỹ sư CNTT biết tiếng Nhật song vẫn chưa tìm đủ số người mình cần.
Ông Ngô Văn Toàn, Phó Chủ tịch Công ty Global CyberSoft cho hay, trung bình hàng năm công ty này có nhu cầu tăng trưởng nhân lực 20 - 25% nhưng tích cực tuyển dụng cũng chỉ đạt được khoảng 10%. Nhu cầu nhân lực khá đa dạng, từ kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống nhúng, mobile,… đến nhân lực làm thiết kế, phân tích hệ thống, quản trị dự án… Khi làm việc với đối tác Nhật Bản thì nhu cầu nhân lực quản trị dự án được đặt lên hàng đầu, thế nhưng thực tế nhiều người làm quản trị dự án tại Việt Nam đi lên từ lập trình viên, có thể vững về hệ thống nhưng hạn chế về khả năng quản lý, quản trị nhân sự.
Nhiều ý kiến tại Hội nghị cũng đồng thuận quan điểm cho rằng nhiều người làm công tác quản lý dự án (project manager - PM) tại Việt Nam chỉ tương đương cấp độ quản lý nhóm (team leader) chứ chưa đạt cấp độ Giám đốc dự án hoặc quản lý nhiều dự án (account mangager), như vậy sẽ rất khó thuyết phục những khách hàng khó tính như Nhật Bản.
Một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng nhân lực CNTT của Việt Nam chưa cao chính là những hạn chế trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Sau nhiều năm tham gia Chương trình hợp tác đào tạo Việt - Nhật HEDSPI tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Shoichi Gondai rút ra nhận xét: “Các trường đại học ở Việt Nam dường như chỉ muốn áp đặt sinh viên ghi nhớ những gì học trên lớp. Khả năng giao tiếp của sinh viên CNTT Việt Nam khá kém bởi hoạt động đào tạo chủ yếu tập trung chuyên môn CNTT, trong khi đáng ra cần đào tạo cả các kỹ năng mềm. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết nhưng các trường đại học Việt Nam chưa làm được việc này”.
Ông Shoichi Gondai cũng bày tỏ sự không hài lòng trước hiện tượng khi cho sinh viên tham gia thử dự án, đến khâu phân tích, tìm nguyên nhân vì sao 1 dự án thất bại, sinh viên Việt Nam thường không tự nhận lỗi mà hay đổ cho lý do khách quan.
Về việc cải thiện chất lượng nhân lực CNTT cấp cao, từ năm 2013, nhiều trường ĐH ở Việt Nam đã bắt đầu đào tạo Thạc sĩ về Quản lý dự án, dự kiến năm nay đào tạo gần 100 thạc sĩ mảng này.
- Startup nông nghiệp giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp công nghệ IoT
- "Mổ xẻ" chuyện kỹ sư CNTT Việt Nam có lương cao nhất khu vực
- Doanh thu CNTT Hà Nội năm 2013 đạt 70.000 tỷ đồng
- Xuất khẩu giải pháp, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt: Tại sao không?
- Viettel khai mạc khoá đào tạo ứng dụng CNTT-VT dự báo thiên tai
- Đã tìm được 18 ứng dụng CNTT vào chung khảo Nhân tài Đất Việt
- Những "bom tấn" của Google sẽ làm thay đổi cả thế giới
- 15 hãng trả lương kĩ sư phần mềm cao nhất thế giới
- Vẫn còn khá mơ hồ về các cuộc tấn công mạng
- Hai website lớn tại Việt Nam bị mất quyền kiểm soát tên miền
- “Cha đẻ” của “trí tuệ nhân tạo” qua đời ở tuổi 84
- Thêm một huyền thoại công nghệ qua đời
- Sun Microsystems - những cột mốc đáng nhớ
- Hệ thống mạng các Bộ, ngành, DN còn nhiều lỗ hổng
- Sẽ tăng cường đào tạo ngăn chặn tấn công mạng
- Phạt tới 70 triệu đồng nếu lơ là bảo mật