Từ đầu năm đến giớ, bà Scott- giám đốc của công ty kinh doanh dịch vụ kỹ thuật Redemtech tại San Diego liên tục nhận được thông báo của eBay, và hai công ty mua bán trực tuyến của Amazon là Zappos và 6PM về việc tài khoản của bà có những dấu hiệu bất thường và có thể bị hacker đột nhập.
"Thật là phiền toái. Lẽ ra công ty phải làm tốt hơn trong việc đảm bảo thông tin của khách hàng. Những công ty tầm cỡ như eBay hay Amazon hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các biện pháp an ninh mạng hiệu quả", bà Scott bày tỏ ý kiến.
Vụ rò rỉ thông tin khách hàng vừa qua tại Zappos và 6PM có thể đã khiến tài khoản của 24 triệu khách hàng bị ảnh hưởng. Một "tai nạn" được cho là lớn nhất kể từ sau vụ Sony bị tấn công hồi năm ngoái khi 100 triệu tài khoản khách hàng bị xâm nhập. Điều này chỉ ra một thực trạng đáng lo ngại là thậm chí những gã khổng lồ như eBay và Amazon cũng không thể đảm bảo thông tin an toàn cho khách hàng.
Về phía công ty, thay vì đưa ra các biện pháp giải quyết triệt để tình hình thì công ty lại khuyến cáo khách hàng về trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ thông tin các nhân.
Giám đốc của công ty Zappos, ông Tony Hsieh vừa cho biết, tên khách hàng, mật khẩu tài khoản, số điện thoại, địa chỉ email và bốn số cuối cùng trong dãy số của thẻ tín dụng khách hàng có thể đã bị lộ. Công ty đang nỗ lực trong việc nhanh chóng thay đổi các thông tin hiện chưa bị đột nhập. Mặc dù trước đó công ty đã có có những kế hoạch nhằm đối phó với nạn tin tặc nhưng làm thế nào mà các thông tin đó có thể bị đột nhập thì phía công ty không đưa ra lời giải thích.
Cách đối phó này của công ty khiến cho khách hàng giận dữ. Họ cho rằng trách nhiệm của công ty là bảo đảm cho sự an toàn của khách hàng. Công ty tuyệt đối không thể rũ bỏ trách nhiệm đó. Cũng không thể bắt khách hàng thay đổi mật khẩu trong khi họ phải thực hiện việc mua bán trên quá nhiều trang web. Nhất thiết phải có những biện pháp khác khả thi hơn.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Amazon. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của người tiêu dùng đối với các hoạt động mua bán trực tuyến. Rất nhiều khách hàng do dự và tỏ ra cảnh giác trước khi quyết định mua bán trực tuyến bất cứ một mặt hàng nào.
Những tên hacker- thành viên của nhóm tin tặc Anonymous tấn công trang web của Strategic Forecasting cho biết chúng đã đột nhập và lấy thống tin của hàng ngàn tài khoản. Trong khi cách đây hai tuần tại Ấn Độ, một phần trong dãy mã nguồn Symantec- công ty phần mềm giệt vi rút lớn nhất thế giới đã bị lộ do bị hacker tấn công. Ngay cả một công ty bảo mật tầm cỡ như vậy cũng không thể đối phó nổi với vấn đề bảo mật.
Nhà Trắng đang có kế hoạch nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với các website mua bán trực tuyến. Kế hoạch được mở đầu với sự liên kết giữa ngân hàng, công ty công nghệ và các nhà cung cấp điện thoại nhằm nâng cao chất lượng cũng như tiêu chuẩn của các công ty thương mại điện tử. Tuy nhiên, mới chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, đây thực sự mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Đối với các công ty không thể cung cấp các giải pháp hiệu quả để ứng phó với tình hình thì họ lại đổ gánh nặng lên người tiêu dùng. Mr. Hsieh cho biết khách hàng nên sử dụng các mật khẩu khác nhau tại các trang giao dịch khác nhau. Không nên sử dụng email thay cho tên đăng nhập, tạo ra mật khâu đặc biệt có tính bảo mật cao...Đó là cách tốt nhất và duy nhất để bảo vệ chính mình trước nạn tin tặc
- Bill Gates giành lại ngôi vị giàu nhất thế giới
- Những nỗi thất vọng lớn nhất làng công nghệ 2013
- Nhân tài Đất Việt 2013 "trống" nhiều giải Nhất
- Mỹ ngày càng "khát" dữ liệu người dùng Google
- Windows Phone sẽ sớm chiếm ngôi thứ 2 của iOS?
- 8 kỹ năng lập trình sẽ “hot” trong 5 năm tới
- 12 dự đoán về bảo mật trong năm 2012.
- 5 dấu hiệu máy tính nhiễm phần mềm độc hại