Sun Microsystems, thành lập năm 1983, là một công ty sản xuất phần mềm, bóng bán dẫn và máy tính có trụ sở tại Silicon Valley.
Các sản phẩm của Sun bao gồm máy tính, các máy chủ và máy trạm chạy trên bộ xử lý SPARC, các hệ điều hành SunOS và Solaris, hệ thống file mạng NFS (network file system), nền tảng Java, và (cùng với AT&T) chuẩn hóa Hệ thống Unix V bản 4. Một số sản phẩm kém thành công hơn có thể kể đến hệ thống cửa sổ NeWS và giao diện đồ họa người sử dụng OpenLook.
Biểu trưng của Sun, có hình ảnh bốn con chữ xếp vào nhau từ chữ sun, do giáo sư Vaughan Pratt, cũng của Đại học Stanford, thiết kế. Ban đầu biểu trưng này sắp xếp các cạnh của nó theo chiều ngang và đứng nhưng về sau nó được thay đổi với một góc tựa xuống phía dưới.
1982 - Ngày đầu thành lập.
Cái tên công ty SUN ban đầu là viết tắt của Stanford University Network được thành lập bởi 4 sinh viên tốt nghiệp đại học Stanford tại Palo Alto, California. Họ là Andy Bechtolsheim, Vinod Khosla, Scott McNealy, và Bill Joy.
Trong ảnh: theo thứ tự từ trái qua là: Vinod Khosla, Bill Joy, Andy Bechtolsheim, và McNealy
1982 - Máy trạm đầu tiên của Sun ra đời.
Đây là máy trạm đầu tiên của Sun sử dụng CPU Motorola 68000, bộ nhớ 1 MB với màn hình hiển thị 1 triệu pixel.
1989 - Máy chủ Sparc thắng lớn
Sau dòng Sun 4, Sun đã phát triển kiến trúc CPU của riêng hãng, Sparc, vay mượn lại kiến trúc RISC chuẩn của IEEE. Ngay từ năm 1986, Sun đã đưa ra các thông tin về Sparc nhưng phải đến năm 1989, máy chủ đầu tiên chạy vi xử lý Sparc của hãng mới được tung ra thị trường.
1991 - Sun ra mắt hệ điều hành Solaris
Sun lần dầu tiên giới thiệu về Solaris vào năm 1991. AT&T và Sun thông báo cộng tác với nhau để hợp nhất các biến thể Unix khác nhau trên thị trường lúc bấy giờ: BSD,System V,Xenix thành Unix System V Release 4 (SVR4). Cuối tháng 1/2005, Solaris đã trở thành hệ điều hành mã nguồn mở.
1995 - Ngôn ngữ lập trình Java ra đời
Ý tưởng ban đầu của Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP). Các chương trình phần mềm viết bằng Java có thể chạy trên mọi nền tảng khác nhau thông qua môi trường Java Ảo. Java tăng cường khả năng bảo mật và giúp hoàn thiện khả năng sửa lỗi code, đồng thời hỗ trợ phát triển các ứng dụng.
1997 - Sun đệ đơn kiện Microsoft
Sun cho rằng Microsoft đang sử dụng "lợi thế cạnh tranh bất hợp pháp" vì hãng liên tục có hành động kìm kẹp sự phát triển của ngôn ngữ lập trình Java cũng như có ý định chỉnh sửa ngôn ngữ này cho riêng mình. Các vụ kiện qua lại chỉ chính thức chấm dứt vào năm 2004 khi Microsoft đồng ý bồi thường cho Sun 2 tỷ USD, kèm theo một số điều kiện bổ sung.
1999 - 2001 - Thời hoàng kim của Sun
Đây là giai đoạn huy hoàng của Sun khi thời đại dot-com cao trào giúp Sun liên tiếp gặt hái thành công từ máy chủ chạy vi xử lý UltraSparc. Có lúc Sun đã được định giá trị lên tới 200 tỷ USD với 247 USD mỗi cổ phiếu. Vào cuối năm 2001, giá cổ phiếu của Sun đã rơi xuống chỉ còn 49 USD.
2002-2004: Sun giới thiệu nhiều công nghệ đột phá
Sun tiếp tục giới thiệu hàng loạt các công nghệ và sản phẩm mới, tuy nhiên thành công trên khía cạnh tài chính lại không đến với hãng Mặt Trời một cách tương ứng, trừ bộ xử lý UnltraParc T1. Đây là vi xử lý mới nhất, mạnh hơn hẳn “các bậc tiền bối” tại thời điểm đó, sử dụng ít điện năng và là một trong những “niềm hi vọng” đưa Sun trở lại thời kì tăng trưởng doanh thu và có lãi. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống file ZFS, công nghệ được coi là nắm giữ chìa khóa cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý lưu trữ trong thời gian tới.
2004 - Andy Bechtolsheim quay trở lại công ty
Andy bechtolsheim - nhân viên số 1 của Sun, đã trở lại vào năm 2004 khi Kealia - công ty được ông sáng lập sau khi rời Sun, được Sun mua lại. Bechtolsheim là kiến trúc sư trưởng của nhóm sản phẩm máy chủ và lưu trữ của Sun, giúp thiết kế các dòng máy chủ của Sun chạy vi xử lý Opteron của AMD. Nhờ Bechtolsheim mà mảng máy chủ x86 của Sun mới có thể tồn tại đến ngày nay.
2006 - Jonathan Schwart lên nắm quyền điều hành.
Ít người ngờ rằng Jonathan Schwartz lại trở thành CEO kế nhiệm Scott McNealy vì anh này là chuyên gia phần mềm, còn Sun lại là chuyên gia bán phần cứng. Jonathan Schwartz lến nắm chức CEO với quyết tâm biến công ty này trở thành một Sun Java.
2008 - Sun mua lại MySQL
Với chiến lược phát triển hướng theo mã nguồn mở, Sun Microsystems lại có thêm một bước đi lớn: giành quyền sở hữu MySQL - hệ cơ sở dữ liệu được dùng nhiều nhất trên Internet hiện nay. Cuộc sát nhập này giúp hoàn thiện nền tảng nguồn mở mà Sun cần để cung cấp cho các khách hàng lớn của mình, đồng thời MySQL cũng có cơ hội được phát triển rộng khắp đến mọi mức độ ứng dụng web trong tương lai.
2009 - Sáp nhập Sun về với Oracle
Ngày 20 tháng 4 năm nay, Oracle đã đồng ý mua lại Sun với mức giá 7,4 tỷ USD, đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại độc lập của một đế chế công nghệ sáng tạo bậc nhất trong gần 30 năm. CEO của Oracle Larry Ellison cho biết Java và Solaris chính là 2 lý do chính khiến công ty phần mềm khổng lồ tiến hành thương vụ này. Chủ tịch của Oracle - Safra Catz, cho biết Sun sẽ đóng góp hơn 1,5 tỷ USD lợi nhuận cho Oracle trong năm đầu tiên và con số này sẽ lớn hơn nhiều trong những năm tiếp theo.
- Đã tìm được 18 ứng dụng CNTT vào chung khảo Nhân tài Đất Việt
- Những "bom tấn" của Google sẽ làm thay đổi cả thế giới
- 15 hãng trả lương kĩ sư phần mềm cao nhất thế giới
- Doanh nghiệp Nhật than phiền về chất lượng nhân lực CNTT
- Vẫn còn khá mơ hồ về các cuộc tấn công mạng
- Hai website lớn tại Việt Nam bị mất quyền kiểm soát tên miền
- “Cha đẻ” của “trí tuệ nhân tạo” qua đời ở tuổi 84
- Thêm một huyền thoại công nghệ qua đời
- Hệ thống mạng các Bộ, ngành, DN còn nhiều lỗ hổng
- Sẽ tăng cường đào tạo ngăn chặn tấn công mạng
- Phạt tới 70 triệu đồng nếu lơ là bảo mật
- Meizu thuê người xếp hàng… mua điện thoại M9?
- Năm 2010: "nóng" với những sự kiện mạng
- Microsoft tích cực lên "mây"
- 2011: Nhiều dịch vụ công nghệ "cài số lùi"
- 10 sự kiện thông tin và truyền thông nổi bật năm 2010 - Lao động