Yêu cầu cung cấp thông tin người dùng trong nửa đầu năm 2013 của chính phủ Mỹ tới Google chạm mốc cao nhất từ trước đến này. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, Mỹ gửi 10.918 yêu cầu về 21.683 tài khoản Google. Gã khổng lồ Internet trả về kết quả 83% yêu cầu. Ấn Độ, Đức và Pháp xếp các vị trí tiếp theo với số yêu cầu từ 2.000 đến 3.000. Tổng số lượng yêu cầu từ chính phủ khắp thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm 2009.
Đây là báo cáo minh bạch thứ 8 của Google kể từ khi hãng bắt đầu công khai các số liệu năm 2010. Google mở đường cho các công ty khác thực hiện báo cáo minh bạch và hiện đã trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghệ. Sau vụ bê bối NSA vừa qua, nhiều hãng khác như Facebook, Twitter, Yahoo và gần đây là Apple cũng tung ra báo cáo tương tự.
Họ vận động chính phủ Mỹ cho phép phát hành thông tin theo Luật Theo dõi tình báo quốc tế. Google tiếp tục tỏ thái độ bất mãn với Mỹ vì hạn chế những gì công ty được tiết lộ về yêu cầu an ninh quốc gia.
"Chúng tôi tin rằng bạn có quyền biết các loại yêu cầu và mỗi chính phủ sử dụng chúng ta cùng các công ty khác như thế nào", Giám đốc Pháp lý Richard Salgado của Google viết trên blog.
- Xã hội hóa đào tạo, sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản
- VN đang tụt hạng về mức hấp dẫn gia công phần mềm?
- Những "người cũ” nổi tiếng của ngành lập trình Việt bây giờ ra sao?
- Bill Gates giành lại ngôi vị giàu nhất thế giới
- Những nỗi thất vọng lớn nhất làng công nghệ 2013
- Nhân tài Đất Việt 2013 "trống" nhiều giải Nhất
- Windows Phone sẽ sớm chiếm ngôi thứ 2 của iOS?
- 8 kỹ năng lập trình sẽ “hot” trong 5 năm tới
- 12 dự đoán về bảo mật trong năm 2012.
- 5 dấu hiệu máy tính nhiễm phần mềm độc hại
- Tin tặc 'làm thịt' đại gia thương mại điện tử
- Tên miền .com và chuyện linh hồn thương hiệu
- Những điểm nóng bảo mật di động năm 2012
- Cảnh báo: Hacker giả mạo tên miền