Năm 2024, nên học Java hay JavaScript?
Khi bắt đầu lựa chọn ngôn ngữ lập trình, chúng ta sẽ bắt đầu với Java hay JavaScript? JSOFT biên tập và giới thiệu bài viết dạng này trên TopDev để có cái nhìn tổng quan về 2 ngôn ngữ lập trình, giúp chúng ta tự đưa ra lựa chọn cá nhân. Về cơ bản chúng ta cứ dựa trên mục tiêu và sở thích mà quyết định.
Chúc chúng ta lựa chọn cái nào thì hãy thành thạo cái đó, khí thế hừng hực đầu năm, cần thiết thì cả hai.
1. JavaScript – Tổng quan
JS là viết tắt của JavaScript, được tạo bởi NetScape từ những năm 90, nhẹ (lightweight), vừa chạy vừa biên dịch, thông dịch(Just in time compiler). Lúc đầu JS được thiết kế cho phía Client Web (chỉ chạy ở phía máy khách), sau này chuyển qua cả phía máy chủ server. Điển hình là Nodejs.
Thuật ngữ Java trong Javascript, chỉ là sự trùng hợp, còn về ca sử dụng (Usecase) và tính năng (features) thì JavaScript hoàn toàn khác với Java.
1.1 Ưu điểm của JavaScript
- Áp dụng rộng rãi (Wide Adoption): JavaScript hiện tại được tất cả trình duyệt (Browser) hỗ trợ, nhiều tính năng sử dụng, hầu như để xây dựng website chắc chắn phải đụng tới.
- Động và mềm dẻo (Dynamic and Flexible): ngoài nhẹ ra thì JavaScript còn rất linh động cho lập trình viên, viết đâu cũng chạy
- Có thể phát triển FullStack: Sau khi có Nodejs, người lập trình JS có thể thực hiện cả Frontend và Backend.
- Hệ sinh thái lớn (Large Ecosystem): JavaScript có hệ sinh thái rộng lớn, nhiều framework mạnh phát triển dựa trên nền Javascript như Reactjs, Vuejs. Những framework này giúp đơn giản hoá, tăng tốc độ phát triển.
1.2 Nhược điểm của Javascript
- Bảo mật kém (less secure): Vì JS chạy bên phía client, cũng là ngôn ngữ gặp nhiều lỗ hổng bảo mật nhất, tuy nhiên chúng ta có thể học để phòng tránh các lỗ hổng bảo mật này.
- Hạn chế về hiệu năng (Performance Limitations): Javascript là ngôn ngữ đơn luồng (single thread).
2. Java – Tổng quan
Java được khởi tạo & thiết kế bởi Sun cũng trong những năm 90 (từ năm 2010 Sun bị thâu tóm bởi Oralce), là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hoàn toàn, dựa trên class (class based) và là ngôn ngữ lập trình tương tranh (concurrent). Ngay từ đầu Java đã được thiết kế để chạy trên mọi môi trường, nguyên lý là viết 1 lần chạy khắp mọi nơi (write one run anywhere).
Về cú pháp Java chịu ảnh hưởng của C và C++, giúp người phát triển dễ dàng chuyển qua ngôn ngữ lập trình Java hơn.
2.1 Ưu điểm của Java
- Độc lập nền tảng (Platform Independence): Sau khi biên dịch bytecode thì code java có thể chạy trên mọi nền tảng (platform) dựa vào máy ảo (JVM)
- Cộng đồng hỗ trợ mạnh (Strong Community Support): Java có một cộng đồng rộng lớn hỗ trợ phát triển, nên có vấn đề gì chúng ta cũng được hỗ trợ tận tình, hoặc ít nhất là có câu trả lời nhanh chóng
- Tính mạnh mẽ: Java có cơ chế xử lý ngoại lệ (exception) rất linh hoạt và mạnh, giúp chương trình giảm tối đa về lỗi (bug); với những ứng dụng lớn, Java tỏ ra rất đáng tin cậy.
- Khả năng mở rộng: Khả năng làm việc đa luồng trong Java cho phép xử lý một lượng lớn giao dịch và xử lý các tác vụ đồng thời một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.2 Nhược điểm
- Cú pháp dài (Verbose Syntax): mã Java phát triển trên nền tảng C++ và bị hạn chế là dài hơn so với những ngôn ngữ như Python hay Golang. Thực tế những ngôn ngữ ra đời sau này đã khắc phục và cải tiến mới ngắn gọn được như vậy, và bản thân Java cũng đã cải tiến hướng tới ngắn gọn hơn rất nhiều.
- Thực thi chậm hơn (Slower Execution): Java là ngôn ngữ lập trình cấp cao, do đó việc xử lý trừu tượng (abstraction) và thu gom rác (garbage collection) đôi khi khiến cho nó chậm hơn so với C++.
3. So sánh giữa JavaScript và Java
3.1 Cú pháp và cấu trúc
Java là ngôn ngữ lập trình dựa trên lớp (class based), khác với JavaScript dựa trên bản mẫu (prototype-based). Cú pháp của Java thường dài hơn, chúng ta không thể thiếu chấm phẩy, mở ngoặc đóng ngoặc. Còn JS thì đơn giản hơn, viết nhanh, viết gọn.
Tuy nhiên viết kĩ như Java thì ít lỗi hơn, còn JS thì đôi khi chúng ta viết ẩu có thế gây ra lỗi.
3.2 Hiệu năng (Performance)
Xét về hiệu năng thì Java vượt trội hơn, tuy nhiên với JS thì chúng ta làm quen với V8 engine của Google cũng không có gì đáng phải lo ngại, vì hiệu năng của JavaScript đã tối ưu và tốt hơn rất nhiều. Để phát triển Web Application, thường chúng ta sử dụng Java ở phía Backend, còn phía Javascript thì sử dụng cho Frontend.
3.3 Ca sử dụng (Use cases)
Java thường phù hợp cho các ứng dụng có quy mô lớn, cấp doanh nghiệp (Enterprise), ngoài ra các ứng dụng Android cũng có thể sử dụng Java. Nó cũng đáp ứng được các hệ thống yêu cầu hiệu năng cao, tính nhất quán và mở rộng. Trong khi đó JavaScript cũng có thế mạnh trong phát triển web, bao gồm luôn cả frontend và backend (Nodejs).
Không chỉ web, JS còn nổi lên là tốt cho cả AI, ML và các lĩnh vực nghiên cứu khác, bao gồm cả IoT.
4. Nên học ngôn ngữ nào
Chọn Java hay JavaScript tất nhiên còn tuỳ vào nhu cầu của chúng ta, cơ bản là chúng ta phải xác định một lộ trình phát triển 5, 7 năm sau này. Tuy nhiên có một số khuyến nghị giúp chúng ta lựa chọn tốt hơn:
- Phát triển web (Web Development): Nếu chúng ta tập trung vào phát triển web thì JavaScript là ngôn ngữ chúng ta lựa chọn. Frontend chúng ta có thể làm việc với các framework, Backend chúng ta có thể sử dụng với Nodejs
- Phát triển di động (Mobile Development): Vậy phải xem tiếp chúng ta tập trung vào Android hay iOS, nếu chỉ Android thì Java là lựa chọn tốt. Còn nếu muốn phát triển cả Android và iOS thì sử dụng JavaScript với React Native cũng không có gì là lựa chọn tồi.
- Các ứng dụng doanh nghiệp (Enterprise Applications): Nếu chúng ta dự định xây dựng ứng dụng doanh nghiệp thì Java lại được ưu tiên hơn. Đã có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn Java trong thời gian qua.
- Hệ sinh thái và sự mềm dẻo (Flexibility and Ecosystem): Nếu chúng ta muốn xây dựng một hệ sinh thái năng động, có khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau thì JS là thứ chúng ta có thể ưu tiên cao.