Viện Công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonCTT) vừa tổ chức Hội thảo “Bảo mật, con đường chông gai?” cho tất cả các kỹ sư, sinh viên CNTT và những cá nhân quan tâm đến lĩnh vực bảo mật CNTT.
Tại buổi hội thảo, giảng viên EC-Council tại SaigonCTT Lê Bách Tùng bày tỏ sự quan ngại trước độ tinh vi, táo bạo và ngày càng liều lĩnh của tội phạm mạng hiện nay. Tại Việt Nam, trong tháng 5 và tháng 6/2011 vừa qua, tin tặc liên tục triển khai các đợt tấn công dồn dập vào máy chủ công ty phân phối FPT, 200 website tiếng Việt, trong đó có khoảng 10% là website của các cơ quan thuộc Chính phủ. Và mới đây, có ít nhất 85.000 máy tính tại Việt Nam bị tấn công, nằm trong mạng botnet Ramnit và bị lấy cắp dữ liệu. Điều này gợi nhớ đến vụ việc các hacker tấn công vào Việt Nam tháng 3/2010 và dùng các máy tính tại Việt Nam như ổ botnet để tấn công Google cũng như các công ty khác.
Qua các sự việc kể trên, ông Tùng chỉ ra rằng hiện nay hệ thống mạng của nhiều cơ quan Bộ, ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng. Nguyên nhân của thực trạng này là thiếu những chuyên gia về an ninh mạng, những chuyên viên phụ trách về an toàn thông tin; một phần do lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự coi trọng vấn đề an ninh mạng, chưa đầu tư đúng mức cho vấn đề bảo mật, một phần do tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo chuyên biệt về an toàn thông tin, chưa có nhiều khóa học cung cấp cho học viên đầy đủ các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng phòng chống hacker từ căn bản đến chuyên sâu.
“Chiến tranh thông tin” trở thành “vấn nạn” của hầu hết các quốc gia trên thế giới, của tất cả các doanh nghiệp trong thế giới phẳng. Do đó, bên cạnh việc vá các lỗ hổng trong hệ thống mạng, cài đặt các phần mềm bảo mật thì việc trang bị kiến thức chuyên sâu, kỹ năng ứng phó giải quyết sự cố thông qua các khóa đào tạo về bảo mật cho các chuyên gia an ninh mạng cũng là một trong những biện pháp được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng triệt để. Theo đánh giá của tổ chức GovInfoSecurity, năm 2011, bên cạnh chứng chỉ bảo mật của riêng từng hãng công nghệ như Cisco, Microsoft, Oracle… thì chứng chỉ CISSP, CEH, CISM, GIAC sẽ là những chứng chỉ “hot”, có “giá”. Trong đó, chứng chỉ CISSP và CEH là những chứng chỉ uy tín về an toàn thông tin dành cho cấp độ chuyên gia được Bộ Quốc phòng Mỹ chứng thực trong văn bản US DOD Directive 8570 và nằm trong chương trình đào tạo của SaigonCTT. Đặc biệt, khóa học CEH của tổ chức EC-Council đang được SaigonCTT giảng dạy với phiên bản mới nhất – phiên bản 7 có nhiều tính năng cải tiến, nổi bật cũng như cập nhật thêm các thủ thuật, kỹ thuật mới về phòng chống sự tấn công của tin tặc.
- Những "bom tấn" của Google sẽ làm thay đổi cả thế giới
- 15 hãng trả lương kĩ sư phần mềm cao nhất thế giới
- Doanh nghiệp Nhật than phiền về chất lượng nhân lực CNTT
- Vẫn còn khá mơ hồ về các cuộc tấn công mạng
- Hai website lớn tại Việt Nam bị mất quyền kiểm soát tên miền
- “Cha đẻ” của “trí tuệ nhân tạo” qua đời ở tuổi 84
- Thêm một huyền thoại công nghệ qua đời
- Sun Microsystems - những cột mốc đáng nhớ
- Sẽ tăng cường đào tạo ngăn chặn tấn công mạng
- Phạt tới 70 triệu đồng nếu lơ là bảo mật
- Meizu thuê người xếp hàng… mua điện thoại M9?
- Năm 2010: "nóng" với những sự kiện mạng
- Microsoft tích cực lên "mây"
- 2011: Nhiều dịch vụ công nghệ "cài số lùi"
- 10 sự kiện thông tin và truyền thông nổi bật năm 2010 - Lao động