Các siêu máy tính Columbia của NASA tại Trung tâm nghiên cứu siêu máy tính cao cấp Ames. (Ảnh Nasa)
Siêu máy tính mang tên SuperMUC này sẽ do Trung tâm Siêu điện toán Leibniz của viện trên ở Garching (Đức) điều hành và dùng để phục vụ các nhà nghiên cứu châu Âu trong công việc khảo sát các lĩnh vực y tế, vật lý học thiên thể cũng như các ngành khoa học khác.
Ông Martin Jetter, Chủ tịch hội đồng quản trị IBM ở Đức, khẳng định "với chiếc siêu máy tính này, cộng đồng nghiên cứu ở Đức và châu Âu sẽ lọt vào top đầu của cuộc cạnh tranh quốc tế."
Hệ thống này sẽ sử dụng 14.000 bộ xử lý Xeon của Intel chạy trên các máy chủ IBM System x iDataPlex. SuperMUC cũng sẽ áp dụng một kiểu làm mát mới do IBM phát triển mang tên Aquasar.
Biện pháp này sẽ sử dụng nước nóng để làm mát các bộ xử lý, một thiết kế mà theo IBM sẽ tiết kiệm 40% lượng điện năng làm mát.
Khi hoàn thành, SuperMUC sẽ gần đứng đầu trong danh sách Top500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được công bố hai năm một lần.
Siêu máy tính này sẽ phải cạnh tranh với hai siêu máy tính có hiệu suất xử lý lên đến 20 petaflop của Phòng nghiên cứu Quốc gia Lawrence Livermore và Phòng nghiên cứu Quốc gia Oak Ridge.
Hai cơ quan này đều được Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ và dự kiến sẽ đưa vào vận hành các hệ thống của mình vào năm 2012.
Trong danh sách Top500 được công bố gần đây, siêu máy tính Thiên Hà-1A của Trung Quốc đứng đầu với hiệu suất 2,67 petaflop (1 petaflop bằng 1 triệu tỷ phép tính/giây).
- Bkis: 100% ngân hàng điện tử hổng bảo mật
- Những lỗ hổng của mạng ngân hàng
- Master Data Management and Cloud Computing
- Java EE 7 specification gets unanimous approval
- Oracle releases Java mobile development framework
- Google releases full Android 3.0 SDK
- Security experts: No Java fix in OS X leaves Macs vulnerable
- Tìm hiểu siêu virus đang đe dọa công nghiệp toàn cầu