Khởi đầu từ rất sớm
Gates phát triển niềm đam mê với máy tính của mình từ khi còn rất ít tuổi và đã được học lập trình từ những năm học trung học. “Thậm chí khi còn là một đứa trẻ, Gates đã tự quyết định làm mọi thứ và Gates cảm thấy hạnh phúc với những điều đó.
Gates bước vào thế giới của những người trưởng thành từ rất sớm nhưng không vì thế mà Gates trở nên yếu đuối, thấp kém so với mọi người.
Ngược lại, Gates còn thể hiện được bản lĩnh và vững vàng khẳng định vị thế của mình,” đó là những lời phát biểu của nhà tâm lý học Siobhan Hamil trong một email gửi đến cho Forbes.com. Hơn nữa, Gates còn bắt đầu gây dựng công ty phần mềm khi mới chỉ 17 tuổi.
Phát triển một tầm nhìn chiến lược hợp lý và theo đuổi nó đến cùng
Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì Gates đã luôn mong muốn và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi tiếng thế giới.
Từ đó trở đi, Gates tìm mọi cách để biến mục tiêu đó thành hiện thực. Nhờ có sự nỗ lực, chăm chỉ vươn lên, Gates đã dành nhiều thời gian để trau dồi thêm nhiều kỹ năng, tìm kiếm thông tin hữu ích cho công việc và bản thân. Mọi việc Gates làm đều hướng tới mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Phá vỡ quy tắc một cách hợp lý
Trường học không phải nơi dành cho Gates và ông ta biết rõ điều này. Năm 20 tuổi, Gates đã bỏ học tại trường Harvard và sáng lập nên Microsoft.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng là đúng và hợp lý với tất cả mọi người. Do vậy, trước khi đưa ra quyết định thôi học, bạn nên cân nhắc kỹ về những hậu quả xấu có thể xảy đến với bạn.
Đó là sự khác thường của Gates so với mọi người nhưng với một con người phi thường và thông minh như Gates thì quyết định bỏ học đôi khi lại mở ra cơ hội thành công cho Gates sau này.
Bạn bè là những nhân viên tuyệt vời
Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên Gates ngay từ những ngày đầu và luôn trung thành với Gates, cũng như Microsoft. Chính cách đối xử tuyệt vời của Gates với những nhân viên của ông đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù.
Đối với Gates, “bí kíp” thành công của ông chính là nhờ những người bạn. Ông coi trọng họ và thuê họ làm việc cho mình. Ta có thể kể đến ví dụ là ngài đồng chủ tịch của Microsoft, Paul Allen, một người bạn của Gates từ khi ông ta chỉ mới 13 tuổi.
Một trường hợp khác nữa là CEO của Microsoft, Steve Ballmer, bạn từ thời Gates còn học tại trường Harvard. Những mối quan hệ cá nhân thân thiết tạo niềm tin ở nơi Gates và họ luôn hết mình vì sự phát triển của công ty.
Hình ảnh bản thân là rất quan trọng
Gates đã rất thành công khi “biến” mình từ một người giàu “mới phất” thành một vị lãnh đạo công ty tài giỏi, cũng như một nhà từ thiện hào phóng.
Càng về già, Gates càng thể hiện một người đàn ông chững chạc đáng kính nể. Gates có thể phát triển hình ảnh của bản thân theo những gì mọi người mong đợi. Đối với Gates, hình ảnh của bản thân trước mọi người là một phần tạo nên sự thành công và sự tôn trọng của mọi người với ông
Không thoả mãn với những gì mình đang có
Mặc dù trở thành tỷ phú từ khi mới 38 tuổi, nhưng Gates không ngừng sáng tạo và nỗ lực. Ông có tham vọng muốn kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa trong tương lai.
Ông luôn khao khát phát triển những ý tưởng mới. Chính những tham vọng khẳng định mình đã giúp Gates ngày một thành công và giàu có. Vì vậy, khi bạn lựa chọn công việc, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự yêu thích công việc của mình.
Hiểu rõ bản thân
Trong suốt sự nghiệp của mình, Gates đã rất thành công khi theo đuổi những niềm đam mê của mình, từ sở thích lập trình cơ bản đến trở thành một nhà từ thiện.
Gates không bao giờ làm những việc mà ông không tin tưởng sẽ thành công. Ông hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần phải làm gì để đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
- 11 startup nhận vốn hơn 300.000 USD từ quỹ đầu tư Việt
- Tìm kiếm startup công nghệ để trao cơ hội nhận vốn đầu tư 500.000 USD
- 6 lời khuyên khởi nghiệp của Mark Zuckerberg
- Kì 2: Kỹ sư phần mềm – Có thực sự đang là nghề có giá nhất?
- Kỳ 1: Chọn nghề nào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rộng lớn
- Nỗi lo thất nghiệp nặng vai sinh viên năm cuối
- 10 lý do kiểm thử phần mềm trở thành một nghề thời thượng