Câu chuyện bắt đầu từ năm 2006, khi Việt Nam đã có gần 10 năm nối mạng Internet toàn cầu, có tương đối nhiều các Tập đoàn phần mềm và phần cứng trên thế giới đến hợp tác, các doanh nghiệp trong nước mở ra, Nhà nước có chủ trương phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin toàn diện.
Khi đi vào vận hành, là quá trình lột tả nhiều bài toán đối với các doanh nghiệp và tập đoàn, trong đó có một bài toán quan trọng hơn cả đó là nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp phần mềm cần phải chiêu mộ nhân tài, những người có kỹ năng làm việc và tư duy nhạy bén để đáp ứng những mục tiêu kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm.
Nhưng một thực trạng ở Việt Nam đó là, người ứng tuyển có thể có trình độ cao nhưng tay nghề lại rất thấp, sự bắt nhịp theo các dây chuyền phát triển phần mềm là rất khó khăn. Chính vì vậy các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài, mà ngay cả những doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng thế, đều phải có một thời gian cho những người được tuyển dụng vào làm quen với công việc. Giai đoạn này thực chất là quá trình thử việc, nếu người được tuyển dụng bắt nhịp được công việc, làm việc được, và có tư duy phát triển tốt, thì sau một khoảng thời gian (thường là 2 hoặc 3 tháng) sẽ làm việc chính thức, còn nếu không thì lại phải nghỉ, tìm một nơi phù hợp khác.
Vấn đề là ở chỗ, khi thử việc, doanh nghiệp phải trả chi phí thử việc cho người tuyển dụng. Thực tế chi phí không đáng là bao nhưng nếu không làm việc được thì cả đôi bên cùng bất lợi. Doanh nghiệp thì không có người đáp ứng yêu cầu công việc, hệ lụy là có thể chậm tiến độ, có thể khuyết mắt xích trong quy trình,…; người được thử việc thì mất thời gian khẳng định bản thân mình, mất cơ hội đến với những nơi khác,…
Để tránh tình trạng này, khi tuyển dụng người làm việc vào, doanh nghiệp (nước ngoài) chủ động đào tạo trực tiếp, huấn luyện nghiệp vụ và quy trình phát triển. Với khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng (thậm chí ngắn hơn) là xong một chương trình huấn luyện, khoảng thời gian này cũng như giai đoạn thử việc.
Cách thức này có mấy yếu tố hay:
- Thứ nhất là người được tuyển dụng được huấn luyện một cách bài bản thay vì phải tự mò mẫm nghiên cứu để phù hợp công việc như trong giai đoạn thử việc;
- Thứ hai là người được tuyển dụng có phát huy được tố chất và khả năng học hỏi hay không doanh nghiệp biết luôn, tránh tình huống bỏ sót nhân tài;
- Thứ ba là chi phí đào tạo và huấn luyện đối với doanh nghiệp cũng không phải là quá lớn nhưng hiệu quả tìm người làm việc lại cao;
- Thứ tư là dù không làm việc được thì người được tuyển dụng cũng đã có một trải nghiệm thực tế, một quy trình nghiệp vụ.
Trở về với JSOFT, bản thân các thành viên sáng lập ra JSOFT là những người đã tham gia vào những quy trình đào tạo nghề nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài nói trên.
Vì vậy, với tham vọng phát huy được những yếu tố hay trên và quảng bá mô hình rộng rãi, JSOFT ra đời để trở thành một trung tâm, một doanh nghiệp, một tập đoàn phần mềm nắm trọng trách, góp một phần vào sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực phần mềm chất lượng cao ở Việt Nam.